Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm tùng bước đổi mới căn bản, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, phục vụ của các co quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội dựa trên công nghệ số; phát triên chính quyền số, kinh tế số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Sử dụng công nghệ số đế nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên trên địa bàn tỉnh.
Nội dung chi tiết của Đề án:
1. Quyết định số 3179/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030:
2. Đề án Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030:
Theo đó, 4 nhóm mục tiêu chính được xác định để thực hiện đến năm 2025 gồm:
Phát triển hạ tầng số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% khu vực dân cư sinh sống, làm việc và trên 60% hộ gia đình; Triển khai dịch vụ mạng di động 4G/5G; phổ cập điện thoại di động thông minh trên 70% người dân;
Phát triển chính quyền số: 100% văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị được trao đổi, liên thông trên môi trường mạng (trừ văn bản mật); 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp mức độ 4; 90% hồ sơ công việc của các cơ quan cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cơ quan cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cơ quan cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật); 100% cuộc họp, hội nghị có thể thực hiện trên môi trường mạng; trên 50% cuộc họp 3 cấp (tỉnh - huyện - xã) được thực hiện trực tuyến; 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của các cơ quan, đơn vị thực hiện được thông qua môi trường số; đào tạo, bồi dưỡng 50 chuyên gia chuyển đổi số; triển khai tối thiểu 10 dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh…
Phát triển kinh tế số: Kinh tế số chiếm tối thiểu 10% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tăng năng suất lao động bình quân trên 6%/năm; trên 70% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số; có khoảng 40 doanh nghiệp công nghệ số; 55% dân số trở lên tham gia mua sắm trực tuyến; 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình có tài khoản thương mại điện tử.
Phát triển xã hội số: Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; trên 70% người dân được tiếp cận, sử dụng bình đẳng các dịch vụ thiết yếu (chính quyền số, y tế, giáo dục, thông tin, thương mại điện tử, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường);
Cùng với việc xác định các nhiệm vụ để thực hiện 4 nhóm mục tiêu trên, Đề án cũng đề ra các nhiệm vụ thực hiện Chuyển đổi số trong 06 lĩnh vực ưu tiên, gồm:
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, di sản văn hóa: Triển khai phần mềm du lịch thông minh; xây dựng Điện Biên trở thành “Điểm đến tự hào”. Số hóa các sản phẩm du lịch, đặc biệt là di tích lịch sử Quốc gia Chiến trường Điện Biên Phủ, để nâng cao trải nghiệm du khách; ứng dụng trí tuệ nhân tạo nâng cao chất lượng phục vụ, hiệu quả khai thác…
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế: Phát triển chính quyền số lĩnh vực y tế đồng bộ gắn liền với hệ thống y tế trên nền tảng số: Hiện đại hóa nền hành chính, Khám chữa bệnh từ xa; triển khai bệnh án điện tử; đơn thuốc điện tử; thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, Giám sát dịch bệnh và tự dự báo ổ dịch, triển khai sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” mỗi người dân có một hồ sơ số sức khỏe.
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục: Xây dựng Hệ sinh thái điện tử ngành Giáo dục và Đào tạo sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trên nền tảng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Triển khai “Trường học thông minh” tại 02 trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và 10 trường trung học cơ sở tại các huyện, thị xã, thành phố…
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao cả trong quản lý và sản xuất, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế…
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông và logistic: Triển khai hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh tại các đô thị; thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển, khai thác hệ thống kho, bến, bãi phục vụ vận tải và logistic...
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực thông tin và truyền thông: Thực hiện chuyển đổi số hạ tầng viễn thông thành hạ tầng thiết yếu cho chuyển đổi số và đô thị thông minh; chuyển đổi hạ tầng chính quyền điện tử thành hạ tầng chính phủ số. Ứng dụng các nền tảng số dùng chung thúc đẩy chuyển đổi số; bảo đảm an toàn an ninh mạng. Thực hiện chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, trọng tâm vào quản trị, hoạt động sản xuất, sáng tạo nội dung, đo lường khán giả, truyền dẫn trên các nền tảng số.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 1.604.314 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 332.711 triệu đồng; ngân sách địa phương 344.249 triệu đồng; nguồn vốn doanh nghiệp, xã hội hóa là 927.345 triệu đồng
Để tổ chức quản lý, triển khai thực hiện Đề án, tỉnh Điện Biên sẽ thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh để chỉ đạo, đôn đốc, điều phối chung việc triển khai đề án và các hoạt động chuyển đổi số tại tỉnh Điện Biên.
Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên; chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án đảm bảo hiệu quả, đúng quy định./.
Tác giả: Vũ Minh Sơn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn