1. Học càng sớm càng tốt.
Hiện nay, có nhiều ý kiến trái chiều trong việc dạy ngoại ngữ cho trẻ. Một số cha mẹ cho rằng, trẻ con nói Tiếng Việt còn chưa rõ biết gì mà học Tiếng Anh?
Trẻ em bắt đầu học cách trở thành độc giả và thính giả ngay từ khi 3-4 tuổi vì chúng bắt đầu hình thành thế giới ngôn ngữ và trí tưởng khi được tiếp xúc lần đầu tiên với những câu chuyện của cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là một ngoại ngữ khi chúng mới bi bô tập nói. Vì thế, trẻ em học ngoại ngữ từ nhỏ có khả năng đặc biệt để khi lớn lên có thể sự dụng ngoại ngữ đó thông thạo như tiếng mẹ đẻ. Tờ Chicago Tribune cũng kết luận xác đáng rằng bộ não trẻ em có một khả năng đặc biệt dành cho việc nắm bắt ngôn ngữ. Khả năng này suy giảm dần theo thời gian bởi các thay đổi trong quá trình phát triển não bộ.Học ngoại ngữ từ bé còn mang lại nhiều lợi ích như phát triển khả năng phân tích suy luận logic, đặc biệt là học giỏi môn toán học.
2. Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ
Nếu chỉ chú trọng dạy song song hai thứ ngôn ngữ cho trẻ mà không phân biệt rạch ròi hai thứ ngôn ngữ thì dễ dẫn đến lẫn lộn – thậm chí “loạn ngôn” như người ta thường nói.
Khi đó, bộ não trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau và nó mất đi khả năng phản xạ cần thiết khi con người cần giao tiếp với nhau. Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai ngôn ngữ cho trẻ từ khi còn rất nhỏ, bạn hãy đợi con đến 3- 4 tuổi và bắt đầu học thêm một ngoại ngữ là tốt hơn.
3. Học dưới nhiều hình thức.
Nếu bạn thật sự muốn việc học tập ngoại ngữ của con bạn có hiệu quả, bạn hãy tạo cho con bạn một môi trường học tập tất cả bằng Tiếng Anh như: xem TV bằng Tiếng Anh, nghe nhạc Tiếng Anh, xem truyện tranh Tiếng Anh…
Có thể trẻ không hiểu những gì trẻ được nghe và xem nhưng sống trong môi trường như vậy sẽ giúp ích cho sự thích nghi sau này của trẻ. Máy tính và Internet cũng là một nguồn học Tiếng Anh tốt vì chúng phải động não vì những instructions (hướng dẫn) trong đó.
4. Hãy tích cực dùng hình ảnh, màu sắc và xây dựng các tình huống, bé sẽ tiếp thu rất tự nhiên.
Ví dụ, bé học Tiếng Anh, bạn có thể chỉ vào hình con thỏ và nói “Rabbit” bằng ngoại ngữ, nhưng tuyệt đối không nói to lên “rabbit” là con thỏ! Mục đích của ta là bé nghe và nghĩ bằng ngôn ngữ đó. Tức là khi nhìn thấy hình con thỏ là trong đầu bé hiện lên chữ rabbit chứ không phải chữ con thỏ!